
Cách giảm axit dạ dày để hạn chế những…
Giảm axit dạ dày để hạn chế lượng axit dư thừa gây hại cho lớp niêm mạc, qua đó hạn chế các bệnh như đau bao tử, chảy máu dạ dày, trào ngược dạ dày. Có 3 phương pháp là dùng thuốc, sử dụng thực phẩm và thay đổi thói quen ăn uống.

Sử dụng thuốc giảm axit dạ dày
Sử dụng thuốc để trung hòa axit dạ dày là cách chữa dư axit dạ dày phổ biến hiện nay. Thuốc thường được dùng để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng như cimetidin, rannitidin, omeprazol, lansoprazol…
Khi thuốc được đưa vào cơ thể, các hoạt chất trong thuốc sẽ tan ra ở cơ quan tiêu hóa để đi vào máu giúp hạn chế lượng axit tiết ra trong dịch vị.
Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nên người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Giảm axit dạ dày bằng thực phẩm
Du thừa axit dạ dày sẽ gây ra những bệnh nghiệm trọng ở cơ quan này, khiến cho cuộc sống bị ảnh hưởng.
Thực tế, có nhiều thức ăn lành mạnh không kích thích sản xuất axit dạ dày, giúp giảm viêm trong thực quản và dạ dày. Đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Những thực phẩm có thể kể đến như:
- Các loại rau xanh như rau chân vịt (cải bó xôi) hay cải xoăn bởi chúng chứa các chất chống oxy hóa và chất xơ thực vật.
- Atiso giúp hỗ trợ tiêu hóa.
- Ớt chuông chứa nhiều vitamin C.
- Ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, hạt kê, bột yến mạch và hạt lanh.
- Các loại thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, khoai, bánh mỳ,….
- Thịt nạc gia cầm như chim cút và thịt gà.
- Cá nhiều chất béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi.
- Các loại hạt như hạnh nhân hoặc quả óc chó.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để giảm axit dạ dày
Thói quen sinh hoạt và ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tiết axit dạ dày. Vì vậy, bạn cần phải có thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ.